Hình ảnh

Hình ảnh

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Bánh Trung Thu – Món quà không dành cho bệnh Tim mạch

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi mùa trung thu hàng năm chúng ta lại mua những chiếc bánh Trung Thu cổ truyền để dành tặng cho người thân, bạn hữu mà ta yêu thương quý trọng. Đó là nét đẹp văn hóa của dân tộc, tuy nhiên, với những người mắc các bệnh lý về tim mạch, tiều đường, cao huyết áp thì món quà này luôn rình rập những nguy hiểm khôn lường, gây tổn hại cho sức khỏe nếu như ăn chúng quá nhiều.

Tại sao ăn nhiều bánh Trung thu không tốt cho người bị tim mạch?

Hẳn ai cũng biết thành phần chính của những chiếc bánh trung thu thơm ngon đó được chế biến từ các loại thực phẩm như bột mỳ, bột gạo,…để tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngậy của từng chiếc bánh nhà sản xuất đã phải ướp chúng với hàm lượng rất cao các nguyên liệu đường, bơ sữa và mỡ lợn. Do đó, ở những người đang bị béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường nếu ăn chúng quá nhiều, cơ thể sẽ dư thừa năng lượng, chất béo… sẽ tạo điều kiện cho các mảng xơ vữa hình thành và phát triển ở các động mạch, làm gánh nặng cho tim và não bộ nếu như động mạch đó bị chít hẹp và xơ vữa.




Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn quá nhiều bánh trung thu

Bên cạnh đó, một số loại bánh có sự kết hợp của nhân trứng muối- đây là một trong những thành phần chứa khá nhiều hàm lượng cholesterol, protein, với hàm lượng muối quá nhiều có trong bánh cũng là vấn đề ở những nhóm bệnh trên cần đáng lưu tâm hơn khi sử dụng chúng.

Nên ăn ít để bảo vệ sức khỏe tim mạch

Sẽ không tốt cho tim nếu như ăn chúng quá nhiều, nhưng nếu như chúng ta ăn có chừng mực nhất định kết hợp cùng với chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ vẫn phòng ngừa được bệnh tật và đảm bảo sức khỏe được cho mình

Ở người bình thường khi ăn một chiếc bánh trung thu là bạn đã tiếp nhận đủ năng lượng cần thiết cho một bữa ăn chính, tuy nhiên với người mắc bệnh lý về tim mạch nên chia chiếc bánh làm nhiều phần nhỏ để ăn cùng bạn bè và người thân trong gia đình, nên nhớ bạn chỉ nên ăn 1 trong số 4 đến 6 phần của chiếc bánh thôi nhé.




Nên uống trà khi ăn kèm bánh trung thu

Vì trong bánh có khá nhiều calo, protein, chất béo… do đó, khi ăn bánh chúng ta nên kết hợp cùng với uống các loại trà như: trà ô long, cà phê, trà xanh, trà hoa cúc… bởi chúng sẽ giúp bạn tiêu hao và phân giải chất béo tốt hơn. Đối với người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch nên tránh dùng trà quá đặc khi ăn bánh vì chúng rất giàu caffeine sẽ không tốt cho tim mạch và huyết áp.

Song song với đó, bạn nên kết hợp chế độ tập luyện thể chất mỗi ngày để giúp tiêu hao năng lượng thừa trong cơ thể, giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khoẻ toàn trạng, hạn chế tình trạng tăng cân và tích tụ chất béo trong lòng động mạch

Nên duy trì uống các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, huyết áp mỗi ngày từ các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, chúng vừa tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn, lại an toàn khi sử dụng chúng lâu dài.

Một vài lưu ý khi mua và sử dụng bánh Trung Thu

Theo các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm để chọn mua một chiếc bánh trung thu vừa thơm ngon, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh cho sức khỏe bạn cần mua sản phẩm tại các điểm uy tín, có thương hiệu lâu năm, đặc biệt đã có sự kiểm định vệ sinh an toàn của cơ quan y tế cho sản phẩm.  

Tuyệt đối không được mua các loại bánh trôi nổi không rõ nguồi gốc, xuất sứ, ngày tháng sử dụng, bao bì bị mờ nhòe… lưu hành trên thị trường.

Với những chiếc bánh trung thu handmade khi mua phải rõ nguồn gốc, và nên sử dụng ngay, do bánh không có chất bảo quản nên nếu để lâu sẽ dễ bị ngộ độc khi sử dụng.

Nếu phát hiện bánh bị hôi, nấm mốc hoặc có mùi vị lạ thì không nên ăn, đặc biệt là hạn chế sử dụng bánh đi kèm với nước ngọt có ga sẽ làm tăng gánh nặng cho sức khỏe của bạn.
                            

Minh Tuyết


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét