Bệnh tim mạnh hiện nay đang là căn bệnh
đáng lo ngại không chỉ với người bệnh mà là vấn đề chung của các bác sĩ y khoa.
Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp cứ nghĩ sức khỏe của mình vẫn tốt cho
đến khi có “cơn đau thắt ngực” tìm đến
mới hay mình bị mắc bệnh tim mạch. Nhiều người may mắn đã thoát khỏi cửa ải tử
thần, tuy nhiên hậu quả để lại về mặt sức khỏe và tinh thần lại vô cùng nghiêm
trọng.
Gánh nặng tâm lý” từ sau cơn đau tim
Chia sẻ của chị Thúy Hằng (Quận 8 – Hồ Chí
Minh) cho biết “mẹ chị trong một lần đau thắt ngực dữ dội phần ngực trái,
gia đình đã đưa đi cấp cứu và được biết bà bị bệnh chít hẹp mạch vành, sau cơn đau
tim đã được các bác sĩ cấp cứu và điều trị ổn định tạm thời và cho xuất viện
cho về nhà nghỉ dưỡng và điều trị. Thế nhưng từ sau hôm đó tâm lý bà trở nên
thay đổi, bà thường xuyên né tránh mọi người, hay ra vườn ngồi một mình trầm tư
suy nghĩ, đôi lúc thấy bà khóc một mình rồi nhìn ảnh thờ của ba tôi”
Mắc bệnh trầm cảm sau cơn đau tim
Theo các chuyên gia y tế, những thay đổi
bất thường về mặt tâm lý đối với bệnh nhân sau cơn đau tim thường có những dấu
hiệu của chứng trầm cảm, có tư tưởng mất niềm tin vào cuộc sống, lo sợ, mặc cảm
với bệnh tật và con cháu... Nặng nề hơn nữa sau cơn đau tim cấp tính, một số
bệnh nhân kém may mắn hơn sẽ mang trong mình những di chứng nghiêm trọng như
tai biến. Hậu quả để lại là họ không thể tự mình chăm sóc được cho bản thân từ
miếng ăn, giấc ngủ cho đến mọi thói quen sinh hoạt hàng ngày đều bị đảo lộn… Về
mặt tâm lý của người bệnh lúc này nỗi bất an, lo sợ, chán nản sẽ luôn dằn vặt
bản thân họ. Chính những thay đổi về mặt tâm lý đó, nếu như người thân có một
chút lơ là không nhận ra và quan tâm chăm sóc đúng cách sẽ khiến cho bệnh nhân
mặc cảm, đi vào con đường cùng, mất hết niềm tin vào cuộc sống. Đó mới là điều
đáng lo ngại nhất, bởi bệnh có thể chữa trị bằng thuốc, nhưng tinh thần đã có
vết thương thì liều thuốc nào có thể chữa khỏi đây.
Chữa bệnh đau tim đi kèm “trị bệnh tâm lý”
Sau khi xuất viện ra về, bên cạnh việc
điều trị bệnh tim mạch cho bệnh nhân sau cơn đau tim, thì người thân cần phải
kết hợp chăm sóc với điều trị đúng cách về mặt tâm lý để giúp cho bệnh nhân
nhận thức đúng đắn tình trạng sức khỏe của mình và vượt qua gánh nặng về tâm lý
để ổn định sức khỏe cho bản thân.
Trong trường hợp này, người thân cần tránh
cư xử thái quá ở hai thái cực khác nhau đối với người bệnh khi trở về
cuộc sống hiện tại đó là: Hạn chế biểu lộ cảm xúc quá chăm sóc ân cần, hoặc làm
thay cho người bệnh những việc làm đơn giản nhất và tuyệt đối không được có
thái độ lơ là, bỏ rơi bệnh nhân một mình xử lý mọi việc.
Theo các chuyên gia tâm lý cho biết, khi
người nhà mắc phải một trong hai trường hợp trên sẽ khiến cho người bệnh mặc
cảm, tự ti, nhận thấy mình không còn giá trị đối với gia đình xã hội xung
quanh… coi như cuộc đời đã tàn phế.
Hãy giúp người bệnh tìm thấy niềm vui mỗi
ngày
Nên thường xuyên trò chuyện, chia sẻ và
vui cười cùng người bệnh để tạo cho bệnh nhân tâm lý lạc quan vào cuộc sống, để
bệnh nhân cảm nhận được tình yêu thương của gia đình luôn ở bên… sẽ làm động
lực cho họ cố gắng vượt qua nỗi đau về bệnh tật và trở ngại về gánh nặng tâm lý.
Bên cạnh đó, người thân cũng lưu ý tham
khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt luyện tập của bệnh nhân cho
phù hợp và khoa học. Tìm đến sự hỗ trợ của các loại sản phẩm thiên nhiên điều trị tim mạch từ thiên nhiên nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả
khi sử dụng với thời gian dài để phục hồi sức khỏe sau cơn đau tim và những di chứng
khác để lại cho người bệnh được tốt nhất.
Bách Diệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét